Là một trong nhưng nhà kinh doanh đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực Quảng cáo trực tuyến, ông Phan Minh Tâm, Giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ Quảng cáo trực tuyến 24h đã chia sẻ với độc giả Thế giới vi tính quan điểm về hiệu quả của Quảng cáo qua email.
Hộp thư của ông có bị nạn Spam quấy nhiễu không? Thái độ của ông với các thư Quảng cáo qua email?
Cách đây hơn 2 năm, chúng tôi đã từng thử nghiệm Quảng cáo qua email trong 2 - 3 tháng, nhưng không hiệu quả nên dừng.
Hiên tại tôi thấy có quá nhiều email Quảng cáo. Nếu spam có nội dung hấp dấn thì cũng có chút ít hiệu quả (khoảng 2% số thư có người cách vào đường linh với điều kiện là nội dung phải hấp dẫn cho số đông và vào thời kỳ nhiều người mới bắt đầu dùng email) , còn như hiện nay thì 1/1000 cũng khó.
Là một nhà kinh doanh trong lĩnh vực Quảng cáo trực tuyến, ông đánh giá sao về hiệu quả Quảng cáo qua email?
Rất thấp, vì 3 lý do:
- Số người quan tâm (nghĩa là kích vào Quảng cáo đó) dưới 1/1000. - Ấn tượng không tốt, 900/1000 người ấn tượng xấu về sản phẩm, 99 người không quan tâm, 1 người quan tâm. - Hiện thư công việc, việc riêng đã quá nhiều (mỗi nhân viên văn phòng trung bình có thể nhận 20 email/ngày, sếp có thề tới hàng trăm email), nên sự quan tâm đến thư Quảng cáo gần như bằng không.
Theo ông vấn đề Quảng cáo qua thư điện tử cần được nhìn nhận thế nào về phía doanh nghiệp khi bỏ tiền đầu tư?
Spam chỉ có tác dụng nếu người xem đón nhận, hiện nay không được đón nhận nữa vì quá nhiều nơi sử dụng. Tôi nghĩ trong điều kiên tài chính hạn hẹp, buộc phải lựa chọn hình thức Quảng cáo spam thì nên dè chừng vì có thể dễ bị "phản tác dụng".
Các doanh nghiệp cho rằng Quảng cáo qua email là rẻ nhất. Theo ông điều đó có thực sự đúng không?
Các doanh nghiệp cần hình thức Quảng cáo hiệu quả chữ không cần Quảng cáo rẻ. Nếu email của bạn có 5 người kích vào trên 1000 thư là hiệu quả quá cao. Tuy nhiên, tính toán này phi thực tế. Theo tôi, mức khả thi hiện nay chỉ là 1/1000 và vấn tiếp tục giảm nhanh. Gửi 1 triệu thư chưa chắc đã bán được 1 sản phẩm, đó là thực tế.
Các doanh nghiệp sẽ mau chóng nhận ra hình thức Quảng cáo qua email không hiệu quả. Nếu để ý, họ sẽ thấy rất hiếm sản phẩm nào quảng bá dài hơi theo kiểu này (mặc dù chi phí rẻ như vậy thừa sức đề Quảng cáo dài kỳ). Mặt khác, thương hiệu của sản phẩm qua hình thức gửi email khó lòng tăng dần mà ngược lại có thể giảm dần theo thời gian (do số người ác cảm tăng mạnh). Vậy là ngược với nguyên lý của Quảng cáo là bồi đắp thương hiệu đi lên theo thời gian.
Vậy theo ông hình thức Quảng cáo nào hiện nay phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ, ngân sách hạn hẹp?
Giải pháp thường đi liền với chi phí. Vấn đề là anh sẽ dành ngân sách bao nhiêu cho việc này. Như tôi vừa nói, doanh nghiệp cần quan tâm đến hiệu quả chứ không nên chỉ quan tâm đến rẻ. Nếu chi rẻ mà không hiệu quả thì vẫn phí hoài đồng tiền bỏ ra, cho dù chi vài trăm nghìn. Tệ hại hơn, nó có thể tạo nhưng ấn tượng không tốt cho thương hiệu và sản phẩm của bạn.
Sẽ có thông tư hướng dẫn
Tạp chí TGVT-PCW Việt Nam sêri B đã phỏng vấn Bà Lại Việt Anh, Trưởng phòng Chính sách, Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại về quan điểm cũng như những nội dung trong dự thảo của thông tư hướng dẫn Quảng cáo thương mại trên các phương tiện điện tử:
Được biết Bộ Thương mại đang xây dựng dự thảo một văn bán pháp quy về thư điện tử Quảng cáo thương mại. Văn bản này được xây dựng cán cứ trên thực tế nào?
Khi mức độ phổ cập Internet ngày càng tăng và chi phí giao dịch giảm đi, rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy tác dung của việc tiếp thị hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua thư điên tử. Phải công nhận từ góc độ kinh doanh, việc gửi thư điện tử Quảng cáo cùng một lúc đến nhiều người khác nhau là một công cụ tiếp thị hiệu quả với chi phí thấp. Nói cách khác, đây là một cách đa dạng hóa kênh Quảng cáo.
Tuy nhiên, Quảng cáo thương mại thông qua thư điện tử khác với Quảng cáo thương mại thông thường là động chạm đến quyền riêng tư của người nhận Quảng cáo. Nếu người tiêu dùng phải nhận quá nhiều thư điện tử Quảng cáo đối với những mặt hàng mà mình không quan tâm, không có nhu cầu thì đó sẽ là một sự khó chịu, thậm chí làm ảnh hưởng đến băng thông đường truyền, dung lượng hộp thư điên tứ của người nhận. Do vậy, cần phải có quy định pháp lý điều chinh hoạt động này.
Quan điểm của Bộ Thương mại khi soạn thảo văn bản này như thế nào?
Quan điểm của chúng tôi là hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng lợi ích, hiệu quả của việc tiếp thị qua thư điên tứ, đồng thời phải tôn trọng tối đa quyền lựa chọn của khách hàng hoặc người nhận thư Quảng cáo thương mại khi họ không muốn tiếp tục nhận các thư loại này.
Một số nước hiện nay có quy đinh rất khắt khe về gìn thư điện tử Quảng cáo thương mại, ví dụ doanh nghiệp chỉ được gửi thư Quảng cáo nếu như người nhận chủ động đăng ký nhận các thư Quảng cáo đó. Việt Nam chúng ta có đi theo hướng này?
Xu hướng quy định như trên được giới chuyên môn gọi là opt-in. Bên cạnh đó còn có opt-out. Theo xu hướng này, doanh nghiệp được gửi thư Quảng cáo lần đầu tiên, sau đó nếu người nhận từ chối nhận tiếp thì phải tôn trọng quyết định của người nhận. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tiếp cận thương mại điện tử, quy định theo hướng opt-in sẽ là quá chặt chẽ, hạn chế khả năng của doanh nghiệp sử dụng một kênh tiếp thị tiềm năng, vì vậy chúng tôi đi theo hướng opt-out.
Bạn đọc quan tâm đến vấn đề này có thể tìm hiểu và góp ý cho văn bản này được không?
Chúng tôi rất hoan nghênh bạn đọc Tạp chí Thế giới vi tính và tất cả các doanh nghiệp, chuyên gia, người dùng góp ý, đưa ra đề xuất để văn bán này có tác dụng thực tế. Các ý kiến góp ý xin gửi lên diễn đàn của website Bộ Thương mại tại địa chỉ: http://www.mot.gov.vn/forum/forum/viewthread/thread = 534.