Tuy nhiên, ngay cả những trang web hấp dẫn nhất cũng có khi bị đẩy xuống “vùng xa xôi hẻo lánh” của các trang kết quả tìm kiếm vì những lỗi không đáng có. Có nhiều trang rất hữu ích và thân thiện lại nằm ở trang 72 của phần kết quả tìm kiếm thay vì trang 1 hay 2 bở chúng có một hay nhiều hơn các lỗi sau đây:
1. Nội dung không đầy đủ:
Website của bạn cần có ít nhất 200 từ khóa ở mỗi trang. Các công cụ tìm kiếm xác định trang web dựa trên số từ được sử dụng trên trang đó. Một trang web có nhiều ảnh sẽ rất thú vị với người muốn mua hàng, nhưng công cụ tìm kiếm không hiểu được các bức ảnh mà cần phải có nội dung bằng chữ. Đồng thời, nội dung văn bản bạn cung cấp phải có đầy đủ các từ khóa mà mọi người muốn tìm. Nếu công ty của bạn bán thuốc trừ sâu và website nói về sức mạnh của “sự diệt trừ”, “diệt trừ sâu bọ”, “diệt côn trùng”,..., công cụ tìm kiếm sẽ hiểu website đó nói về mặt hàng gì. Nhưng nếu ai đó tìm kiếm với từ “ngăn chặn côn trùng có hại” thì có thể website của bạn sẽ không thể đến với khách hàng này do bạn không dùng mệnh đề đó.
2. Sử dụng khung (frame):
Tạo khung là một kỹ thuật mà các nhà quản trị web sử dụng để đơn giản hóa công việc và đảm bảo có một giao diện nhất quán trong tất cả các trang của website đó. Chẳng hạn, nhà thiết kế web có thể tạo một khung bên ngoài cho một trang với đường viền đỉnh đặc trưng, các lô gô... Và có thể có một đường viền bên trái với các đường kết nối tới nhiều trang khác nhau trên website. Cuối cùng có thể là một đường viền đáy với các thông tin liên hệ, thông báo bản quyền và đường kết nối tới chính sách cá nhân. Trong các khung, phần chủ yếu của trang, nơi đặt nội dung chính, là vùng nằm trong những đường viền này và đó là phần duy nhất thay đổi khi đi từ trang này sang trang khác. Đáng tiếc là, các công cụ tìm kiếm thường gặp khó khăn khi phải “lục soát” trong các trang web có khung và có thể sẽ không đưa tất cả các trang này vào danh sách kết quả. Vá các trang bị bỏ qua tất nhiên không bao giờ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm với các từ khóa của họ.
Còn có một vấn đề quan trọng nữa khi trang nội dung xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Đó là khi người tìm kiếm nhấn chuột vào đường kết nối trên trang kết quả, họ sẽ được kết nối thẳng vào phần nội dung của trang. Chỉ mỗi phần nội dung, không bao gồm khung bên ngoài cùng với đặc điểm nhận biết của website, các chi tiết thông tin liên hệ, .. Vậy giải pháp nào là đơn giản nhất? Chính là hạn chế sử dụng khung.
3. Đồ họa có văn bản
Bởi vì có rất nhiều người khác nhau truy nhập website từ những máy tính cài đặt các font khác nhau, do vậy cách duy nhất để đảm bảo rằng nội dung văn bản trong trang web sẽ xuất hiện với đúng font, kích cỡ, xuống dòng... đã định dạng là đưa vào trong một bức ảnh. Và thông thường những văn bản này trong rất “bắt mắt”.
Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm không thể hiểu nếu phần đồ họa thể hiện thông tin văn bản dưới dạng ảnh hay đưa ra hình ảnh rất đẹp về sản phẩm. Từ ngữ trong đồ họa không có ý nghĩa nhiều trong công cụ tìm kiếm. Để hiểu được trang web của bạn có “Sản phẩm rẻ nhất”, công cụ tìm kiếm cần tìm được những từ ngữ rõ ràng trên trang.
Tương tự, công cụ tìm kiếm cũng không hiểu được các nút nhất định hướng có từ khóa. Vì vậy, bạn nên đưa các từ khóa vào trong đường nối dẫn đến site của mình. Như vậy, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu được những trang nào liên quan đến. Và cũng nên thay thế các nút nhấn định hướng bằng các đường kết nối có chứa từ ngữ đến các trang web, hoặc bổ sung thêm các đường kết nối có chứa từ liên quan trong websitec của mình.
4. Nội dung động (dynamic content):
Trang web động rất phổ biến trên các site thương mại điện tử với hàng loạt trang mô tả hàng trăm sản phẩm. (Trang web động được dựng từ một cơ sở dữ liệu thông tin sản phẩm và thường được nhận biết bằng sự xuất hiện “?” ở nơi nào đó trên địa chỉ trang).
Tuy vậy, điều này cũng không đúng với những hệ thống portal và CMS cao cấp với cơ chế viết lại url (url rewrite). Điển hình là site ChúngTa.com với toàn bộ nội dung "động" nhưng không có một liên kết nào có dấu "?" và dấu "&" (những ký tự này trong url dẫn tới các máy tìm kiếm không đánh chỉ mục), để có được điều này, website đã sử dụng cơ chế viết lại url thông minh của nền tảng VIE Portal do Hanoi Software JSC phát triển.
Tiếc là, các trang web động thường bị các công cụ tìm kiếm bỏ qua vì nhiều lý do kỹ thuật. Có một cách để hạn chế vấn đề này là tạo các trang web tĩnh theo chủ đề. Lấy ví dụ trường hợp bạn bán nhiều loại thiết bị điện tử để bàn và cầm tay. Bằng cách tạo một trang web tĩnh (một trang web “bình thường” không được tạo từ cơ sở dữ liệu) cho thiết bị để bàn và một trang khác cho thiết bị cầm tay, bạn có thể sử dụng các từ khóa quan trọng trên các trang này và vẫn kết nối đến các trang động để trưng bày từng sản phẩm. Công cụ tìm kiếm không hiểu được các trang động nhưng sẽ hiểu được trang tĩnh theo chủ đề mô tả và kết nối đến hàng loạt sản phẩm khác nhau.